Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

    Căn bản về chuyển động trong Flash Bài 1

    Admin
    Admin
    Adminstrator
    Adminstrator


    Nam
    Tổng số bài gửi : 703
    Age : 36
    Đến từ : H.O.U
    Hiện đang là : Student
    Sở trưởng : Design
    Registration date : 22/12/2007

    Căn bản về chuyển động trong Flash Bài 1 Empty Căn bản về chuyển động trong Flash Bài 1

    Bài gửi by Admin Mon Mar 24, 2008 3:44 am

    Bài 1: Animation.

    Như đã nói ở trên, việc tạo chuyển động(Animation) trong FLash rất dễ dàng, có thể nói nó chỉ gồm 1 trong 4 cách chính sau:
    1. Chuyển động tịnh tiến, phóng to thu nhỏ...(Motion Tween)
    Cách làm :
    - Tạo một hình vẽ, rồi chọn hết hình bạn vừa vẽ(bằng cách nhấp chuột từ
    góc trên bên trái của vật rồi kéo xuống góc dưới bên phải của vật), sau
    đó nhấn Control+G để Group vật lại(Khi bạn vẽ một vật nào đó thì nó là
    tập hợp của nhiều pixel màu liên tiếp nhau, khi bạn Group tất cả các
    pixel đó lại thì ta được một đối tượng duy nhất), hoặc bạn có thể dùng
    công cụ Text tool để viết chữ...
    - Nhấp phải chuột tại KeyFrame
    thứ 20 (Hoặc KeyFrame nào tuỳ bạn) rồi chọn Insert KeyFrame. Tại đó bạn
    chọn đối tượng bạn vừa tạo rồi bạn có thể: Kéo nó ra chỗ khác hoặc dùng
    công cụ Scale để phóng to hay thu nhỏ đối tượng hoặc có thể kết hợp cả
    hai thao tác trên...
    - Nhấp phải chuột vào khoảng giữa KeyFrame
    đầu và KeyFrame 20, rồi chọn Create Motion Tween. Lúc này trên Time
    Line của bạn sẽ thấy có một mũi tên chỉ từ KeyFrame đầu tiên đến
    KeyFrame 20 trên nền màu tím nhạt(mặc định)
    - Nhấn Control+Enter
    để xem công việc mình vừa làm. Bạn sẽ thấy đối tượng bạn tạo ra sẽ
    chuyển động từ vị trí này sang vị trí khac hoặc phóng to lên hay nhỏ đi
    hoặc cả hai tuỳ theo thao tác bên trên mà bạn chọn là gì. Nếu bạn không
    thấy như trên thì có lẽ bạn đã làm sai, hãy thử lại một lần nữa đừng
    nản chí hihi

    2. Chuyển động và biến hình (Motion Shape)
    Cách làm:
    - Tạo một hình vẽ bất kỳ, chú ý lần này ta sẽ không Group hình vẽ thành
    một đối tượng duy nhất nữa, nếu bạn có một đối tượng đã được Group
    (hoặc bạn viết chữ) thì bạn chọn đối tượng của bạn rồi nhấn Control+B
    một hoặc nhiều lần cho tới khi nào bạn thấy đối tượng của bạn đã là tập
    hợp của nhiều Pixel thì thôi...
    - Nhấp phải chuột tại KeyFrame 20 (Hoăc KeyFrame bất kỳ) rồi chọn Insert KeyFrame.
    - Tại KeyFame này bạn có thể làm các thao tác sau với hình vẽ của bạn:
    chọn hết hình vẽ rồi di chuyển đến chỗ khác,Thay đổi màu sắc của hình
    vẽ, sửa đổi hình dạng của hình vẽ(hoặc xoá hình cũ đi và vẽ hình mới,
    chú ý hình mới cũng không được là 1 Group) hoặc tập hợp của các thao
    tác trên...
    - Nhấp chuột vào khoảng giữa từ KeyFrame đầu tới KeyFrame 20, chọn Window->Panels->Frame(Hoặc Control+F)
    - Tại ComboBox Tweening chọn Shape. Lúc này trên TimeLine của bạn sẽ có
    một mũi tên chỉ từ KeyFrame đầu tới KeyFrame 20 trên nền màu xanh
    nhạt...
    - Nhấn Control+Enter để xem công việc mình vừa làm. Bạn
    sẽ thấy đối tượng của bạn sẽ chuyển động từ vị trí này sang vị trí
    khác, đổi từ màu này sang màu khác, biến đổi từ hình dạng này sang hình
    dạng khác hoặc tập hợp của nhiều dạng trên tuỳ theo các thao tác mà bạn
    áp dụng. Nếu bạn không thấy như trên thì có lẽ bạn đã làm sai, hãy thử
    lại một lần nữa đừng nản chí hihi

    3. Chuyển động theo đường cong bất kỳ (Guide Motion)
    Trong hai cách trên chúng ta chỉ có thể làm cho vật chuyển động theo
    quỹ đạo là những đường thẳng, trong cách sau ta sẽ làm cho vật chuyển
    động theo quỹ đạo bất kỳ.
    Cách làm:
    - Tạo đối tượng trong tình trạng được Group.
    - Nhấp vào biểu tượng Add Guide Layer, trên Layer Guide này dùng công cụ để vẽ một đường cong bất kỳ.
    - Insert KeyFrame tại KeyFrame 20(Hoặc bất kỳ) cho cả hai Layer.
    - Vào View chọn dấu Check cho Snap to Objects...
    - Tại KeyFrame đầu của Layer chứa vật (Chú ý phân biệt khi thao tác
    trên Layer nào), nhấp vào giữa vật rồi kéo vào một đầu của đường cong
    bạn vừa vẽ, Khi kéo vật bạn thấy giữa vật có một dấu chấm tròn, hay để
    dấu chấm tròn này dính vào đường cong (bạn sẽ cảm tưởng có lực hút khi
    kéo vật lại gần đường cong )
    - Tại KeyFrame 20 kéo vật tới vị trí
    khác của đường cong , tại đây bạn cũng có thể dùng công cụ Scale để
    phóng to hay thu nhỏ vật.
    - Nhấp chuột phải vào khoảng giữa KeyFrame 1 và 20 của Layer chứa vật rồi chọn Create Motion Tween.
    - Nhấn Control+Enter để xem công việc mình vừa làm.
    Thao tác tạo chuyển động này có thể khó hơn hai cách trên vì khi kéo
    vật lại đường cong nó không có "dính" vào, nếu bạn không thấy nó chuyển
    động theo đường cong thì hãy thử lại một lần nữa và chú ý khi kéo lại
    đường cong.

    4. Thay đổi tại từng KeyFrame
    Cách này giống như là làm phim hoạt hình, ta vẽ những hình chuyển động liên tiếp nhau rồi ghép chúng lại...
    Cách làm:
    - Tạo một đối tượng
    - Tại KeyFrame kế tiếp hoặc cách một vài KeyFrame InsertKeyFrame, xoá
    đối tượng cũ, vẽ đối tượng mới... lặp lại bước này cho tới khi hết đoạn
    phim bạn muốn tạo.
    - Control+Enter để xem công việc mình làm.

      Hôm nay: Fri Apr 19, 2024 11:56 am