Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

    Căn bản về chuyển động trong Flash Bài 2

    Admin
    Admin
    Adminstrator
    Adminstrator


    Nam
    Tổng số bài gửi : 703
    Age : 36
    Đến từ : H.O.U
    Hiện đang là : Student
    Sở trưởng : Design
    Registration date : 22/12/2007

    Căn bản về chuyển động trong Flash Bài 2 Empty Căn bản về chuyển động trong Flash Bài 2

    Bài gửi by Admin Mon Mar 24, 2008 3:44 am

    Bài 2: Tạo các Symbol trong Flash.

    Trong bất kỳ lĩnh vực nào
    của cuộc sống thì tính "dùng lại" của một vật nào đó đã được làm từ
    trước là rất cần thiết. Trong Flash cũng vậy, ta có thể tạo ra các
    Object hay các function rồi có thể "tái sử dụng" sau này. Trong bài này
    chúng ta sẽ học về cách tạo ra các Object có khả năng dùng lại như vậy.


    1. Tạo một Movie Clip có thể dùng lại sau này
    Trong bài
    trên chúng ta đã coi ví dụ là làm một đối tượng chuyển động từ vị trí
    náy tới vị trí khác. Bây giờ giả sử bạn làm một vật chuyển động từ phải
    sang trái, và một vật cũng như vậy chuyển động từ trái sang phải. Bình
    thường thì bạn phải làm hai lần nhưng nếu sử dụng "tính dùng lại " thì
    bạn chỉ cấn làm một lần thôi...
    Cách làm:
    Bước 1:
    - Nếu
    như bạn bắt đầu từ đầu( nghĩa là bạn chưa có hình của đối tượng cần làm
    chuyển động, bạn bắt đầu vẽ nó) --> Vậy thì chọn Insert-->New
    Symbol hoặc Ctrl+F8, bạn chọn Movie Clip rồi trong phần Name gõ vào một
    tên gì đó mà bạn đặt cho Movie của bạn, chú ý tên này là duy nhất nếu
    như bạn làm nhiều Movie sau này.
    Sau khi chọn OK thì bạn sẽ vào
    phần "thao tác" của Movie đó. Bạn để ý thấy phần bên dưới các Layer của
    bạn một khoảng có chữ Scene 1 Tên Movie mà bạn đặt(Hãy đợi làm tiếp
    bước 2 nếu bạn bắt đầu theo bước này, bỏ qua trường hợp Nếu dưới đây)
    - Nếu bạn đã vẽ trước một hình thì bạn chọn hết hình đó rồi chọn
    Insert--> Convert to Symbol, chọn Movie Clip, đặt tên--> OK. Nhấp
    đúp vào hình vẽ của bạn rồi làm tiếp theo bước sau.
    Bạn để ý thấy phần bên dưới các Layer của bạn một khoảng có chữ Scene 1 Tên Movie mà bạn đặt
    Bước 2:
    - Trong bước này bạn làm cho vật hay hình vẽ của bạn chuyển động theo
    một trong các bước như đã giới thiệu trong bài 1. Nhưng theo ví dụ
    trường hợp mình nêu trên là làm hình chuyển động từ phải sang trái thì
    bạn hãy làm một hình chuyển động từ phải sang trái nha.
    Sau khi đã làm chuyển động xong bạn nhấp vào chữ Scene 1 đã chỉ ở trên để trở về cửa sổ làm việc chính.
    Bước 3:
    Chọn Window--> Library (Flash MX có thể nhấn F11)
    Bạn sẽ thấy có một Panel hiện ra, Library là nơi chứa các Symbol mà bạn
    tạo. Tất cả các Symbol mà bạn tạo sẽ nằm trong này hoặc các file mà bạn
    Import vào (file hình hay file nhạc) và tất cả chúng đều có thể dùng
    lại được nhiều lần...
    - Nếu như trong bước 1 bạn làm theo trường
    hợp đầu thì cửa sổ làm việc chính của bạn không có gì, vậy thì bạn hãy
    nhấp chuột vào tên của Movie Clip trong Library (hay bất kì đối tượng
    nào trong đó nếu sau này bạn định dùng lại...) rồi kéo nó ra, thả vào
    trong cửa sổ làm việc chính. (Hãy đợi sau khi xét trường hợp sau )
    - Nếu bạn làm theo trường hợp 2 trong bước 1 thì bạn sẽ thấy trong cửa sổ làm việc của bạn đã có sẵn một Movie Clip.
    - Bây giờ trong cửa sổ làm việc chính của bạn đã có Movie chuyển động
    từ trái sang phải. Tạo một Layer mới (Insert--> Layer hoặc nhấn vào
    biểu tượng Insert Layer) rồi trong Library kéo Movie Clip của bạn ra,
    chọn vị trí cho nó khác vị trí của Movie đầu tiên.
    - Chọn khi
    Movie mới đang được chọn, chọn menu Modify--> Transform-->Flip
    Horizontal hoặc dùng công cụ transform đễ quay nó.
    - Nhấn Ctrl+Enter để xem. Bạn sẽ thấy có 2 đối tượng chuyển động ngược chiều nhau.
    ---> Nói thì dài nhưng bạn làm thử sẽ thấy rất nhanh.
    2. Tạo các button.
    Bước 1:
    -Làm theo một trong hai trường hợp trong bước 1 của phân trên, thay vì
    chọn Movie Clip bạn chọn button. Trong cửa sổ Edit của Button bạn sẽ
    thấy phần time line bên trên thay đổi, có 4 trang thái Up, Over, Down,
    Hit.
    * Up: là trạng thái bình thường của button
    * Over: là trang thái của Button khi Movie chuột qua
    * Là trang thái của button khi nhấp chuột lên button
    * Hit là trạng thái khá đặc biệt, có thể nói đó là trạng thái để ta xác định phạm vi của button.
    Bước 2:
    - Nếu bạn làm theo trường hợp 2 trong bước 1 thì bạn sẽ thấy trong
    trạng thái Up của bạn đã có đối tượng. Nếu bạn làm theo trường hợp 1
    thì bạn hãy vẽ đối tượng của bạn đi...
    - Nhấp chuột phải vào vị
    trí Over chọn Insert KeyFrame. trong trạng thái này bạn có thể làm một
    hoặc nhiều thao tác sau: Xoá hình ban đầu rồi vẽ hình mới thay vào,
    hoặc phóng to hay thu nhỏ hình ban đầu, hoặc thay đổi màu sắc của hình
    nếu hình không ở trạng thái Group, hoặc Kéo một Movie Clip trong
    Library ra...
    - Nhấp phải chuột vào trang thái Down rồi làm một số thao tác thay đồi như trên.
    - Nhấp chuột phải vào trạng thái Hit rồi chọn Insert KeyFrame, như đã
    nói ở trên trạng thái này để xác định phạm vi của button nên bạn hãy
    xác định phạm vi của button bằng cách vẽ, bạn có thể bỏ qua trạng thái
    này nếu phạm vi của button trùng với hình vẽ của bạn trong các trạng
    thái Up.
    - Kéo button trong Library ra nếu chưa có rồi nhấp Ctrl+Enter rồi thử.......
    3. Tạo đối tượng Graphic
    Đối tượng này thì khá giống với đối tượng Movie Clip ban đầu. Mình cũng
    không biết sự khác biệt là gì ([b]Nếu bạn nào biết thì cho mình biết
    với nha [b])nhưng khi làm thì mình thường chọn Movie Clip khi đối tượng
    của mình có chuyển động còn Graphic mình chọn khi đối tượng không
    chuyển động hoặc mình chuyển một hình Import vào Flash để dùng sau này.

      Hôm nay: Fri Apr 19, 2024 11:29 pm