Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

    Macromedia Flash MX (Bài6)

    Admin
    Admin
    Adminstrator
    Adminstrator


    Nam
    Tổng số bài gửi : 703
    Age : 36
    Đến từ : H.O.U
    Hiện đang là : Student
    Sở trưởng : Design
    Registration date : 22/12/2007

    Macromedia Flash MX (Bài6) Empty Macromedia Flash MX (Bài6)

    Bài gửi by Admin Mon Mar 24, 2008 3:51 am


    Ở bài trước tôi đã đề
    cập đến việc tạo khung hình nố
    tiếp, một trong hai dạng chính của khung hình.
    Quả thật, nếu làm một flash mà chỉ đầu
    tư "cơ bắp" vậy cũng đã đủ
    khoảng 60-70%, nhưng giả sử đoạn flash
    ấy kéo dài 1 phút hay hơn vậy thì làm một bài
    tính đơn giản cho số đoạn frames mà
    bạn thiết lập thì đúng là một "big
    problem", hiểu được vấn đề
    đó, hãng macromedia đã sáng tạo ra một
    loại khung hình thứ 2, đó là khung hình biến
    đổi (xem chi tiết phần cơ bản ở bài
    4).Nay tôi xin hướng dẫn bạn cách tạo khung
    hình biến đổi dạng đầu tiên:

    Khung hình biến đổi
    chuyển động


    Để cho bài học có một cái gì
    đó cho bạn thực hành và dễ hiểu, tôi
    sẽ làm một ví dụ nho nhỏ sau, bạn sẽ
    làm cho chú gà con "Echip" bay từ một điểm
    này đến điểm khác sau một đoạn
    khung hình. Và đầu tiên bạn cần chuẩn
    bị cho tôi một tấm hình "gà con" hay đại
    loại gì đó cũng được (nói thế không
    phải không làm việc với text được).

    Tôi sẽ tạo một tài liệu
    mới 800x600 pixels và cho chú gà bay từ góc trái sang góc
    phải, thời gian bay là 5s, nếu bạn đặt
    số frame trong 1 giây là 12 vậy tương
    đương với 60 frames.Vậy tại frame
    thứ 60, bạn tạo ra một khung hình khóa.

    Macromedia Flash MX (Bài6) Hinh26Đặt
    trỏ chuột tại khung hình đầu tiên (hình) và
    chọn trên thanh menu : File>Import (hoặc nhấn
    Ctrl+R) để chèn hình ban đầu vào. Hộp
    thoại Import hiện ra, bạn chọn hình mà mình
    đã chuẩn bị sẵn.

    Khi này, bạn sẽ thấy xuất
    hiện hình mà mình muốn chèn nằm giữa khung làm
    việc, bạn nhấn V chọn công cụ Arrow để
    dời hình về góc trái khung làm việc. Đồng
    thời bạn sẽ thấy toàn bộ phần khung
    từ frame 1-59 bị tô xám.

    Macromedia Flash MX (Bài6) Hinh27Lúc
    này bạn chọn frame đầu tiên và nhấn
    giữ nút shift, giữ cho đến khi bạn
    chọn frame thứ 59 thì hẵng buông ra để
    đánh dấu chọn khung hình 1 đến khung hình
    59, sau đó nhấn chuột phải chọn Remove
    Tween, làm điều này chúng ta sẽ biến cả
    đoạn khung hình ở giữa thành khung hình
    biến đổi có vấn đề, buộc
    phải làm vậy để có thể chuyển sang
    một trong hai dạng khung hình biến đổi (nói
    cách khác khung hình biến đổi có vấn đề
    là khung hình bị thiếu mất khung hình khóa đầu
    hay khung hình khóa cuối, và là bước trung gian
    từ khung hình bình thường thành khung hình dạng
    biến đổi.

    Tiếp đến ta click chọn hình chú
    gà con (hình trên) và nhấn tổ hợp phím Ctrl+C
    để copy hình chú gà. Và bạn thử đoán xem
    ta sẽ paste ở đâu? Hẳn là ở frame thứ
    60 rồi. Tôi sẽ nói chi tiết hơn một tí,
    bạn chọn frame 60 sau đó dùng công cụ Arrow
    click vào khung làm việc một cái sau đó nhấn
    Ctrl+V, và bạn sẽ kéo hình chú gà này về phía
    tuốt tận cùng phíc bên phải. Xong xuôi bạn
    sẽ có khung hình như sau:

    Macromedia Flash MX (Bài6) Hinh28Vậy
    là đầy đủ điều kiện cho một
    khung hình dạng biến đổi (có khung hình khóa
    ở đầu và khung hình khóa kết thúc), đến
    lúc này trướ khi xuất ra xem bạn có thể
    kiểm tra trước tương tự như khung hình
    nối tiếp. Đoạn khung hình ở giữa có hình
    mũi tên sẽ do flash tính toán đường bay cho
    chú chim từ góc phải sang góc trái. Đơn
    giản quá phải không? Nhưng tiếc thay một
    số thao tác mà tôi vừa hướng dẫn các
    bạn có pha một chút không chính quy, bạn có
    nhận ra là gì không? Đó là khung hình đết thúc,
    nó chưa là khung hình biến đổi (nếu là thì
    nó đâu có màu xám).



    [Đầu
    trang]

    Vậy tôi sẽ hướng dẫn cho
    bạn cách chính quy và theo bạn cách nào nhanh hơn là
    còn tùy. Cũng như trên nhưng ta dừng lại
    ở chỗ vừa tạo xong khung hình biến đổi
    có vấn đề. Lúc này bạn chỉ cần
    chọn khung hình thứ 59 và nhấn chuột phải
    chọn Insert Keyframe, sau đó để trỏ
    chuột ở khung hình thứ 59 (lúc này đã
    biến thành khung hình khóa), và kéo hình chú gà trong khung
    làm việc về góc phải:
    Macromedia Flash MX (Bài6) Hinh29

    Vậy là xong, nhưng bạn thấy
    đấy, mọi việc kết thúc ở khung hình
    59, và khung hình 60 lại bị biến thành khung hình khóa
    trống, vậy một điều rút ra được
    là khi áp dụng cách chính quy thì bạn phải
    tạo dư ra một khung hình lúc đầu và sau
    đó phải xóa cái khung hình dư đó đi.
    Thế đấy, cái nào cũng có một chút
    phiền phức nhất định cả. Nhưng
    với cách làm đầu tiên tôi cũng muốn nói
    với các bạn một điều, hãy tận
    dụng triệt để khả năng cắt dán
    trong flash, nó cũng tương tự như các chương
    trình Office và sẽ tiết kiệm cho bạn một
    khối thời gian lớn khi làm việc.

    http://echip.com.vn/echiproot/html/tutor/flashmx/bai6a/hinh30.swf


    Bạn thấy đấy, mặc dù
    chỉ với một số bước ngắn
    gọn mà ta đã có thể tiết kiệm biết
    bao nhiêu sức lao động trong khi cứ phải
    tạo mỗi đoạn frame rồi đặt
    một hình vào cho ví dụ khung hình nối tiếp, và
    với ví dụ trên nếu bạn tạo thêm
    nhiều khóa ở giữa nữa, chẳng hạn 12
    frame thì cứ đặt một khóa và tại mỗi
    khóa bạn dịch chuyển chú gà con một tí thì
    hẳn chú sẽ bay lượn đẹp lắm ta.
    Nếu mà làm với khung hình nối tiếp thì
    quả thực trời hỡi cực ơi là cực
    và còn không chính xác nữa chứ, và tôi xin đưa
    ra ngay ví dụ :


    Bạn thấy giữa hai hình có sự
    khác biệt chứ, một chú thì bay thẳng một
    đường làm cho đoạn flash mất tự
    nhiên làm sao, còn một chú thì bay lượn một chút
    xíu trong có vẻ tự nhiên hơn.

    Thực ra tôi chỉ có thay đổi chút
    xíu như đã nói ở trên thôi, nếu vẫn chưa
    hiểu thì bạn nhìn hình dưới đây sẽ tưởng
    tượng ra ngay thôi, và nhớ là có 5 đoạn
    khung hình bến đổi đấy nhé:

    Macromedia Flash MX (Bài6) Hinh30Hình
    mỗi Chíp ở đây chính là một vị trí
    của khung hình khóa, với cách làm như vậy góc
    độ khi bay sẽ bị lệch đi một chút
    và đánh lừa người xem khiến họ nghĩ
    rằng thực ra những chú chim kia bay lượn
    lờ. Từ ví dụ này tôi khuyên các bạn đừng
    để vị trí các chú Chip lệch nhau quá, mà
    chỉ nên hơi lệch thôi, và khoảng cách
    giữa hai điểm nên nhỏ thôi nếu không
    đoạn flash sẽ cho thấy chú Chip bay theo góc
    cạnh chứ không lượn lờ nữa, vậy
    chắc chắn sẽ không thuyết phục được
    người xem.

    Đến đây tôi đã giới
    thiệu xong khung hình dạng biến đổi
    chuyển động, nhưng tất cả chỉ
    mới là căn bản thôi, sau khi giới thiệu
    xong 4 khâu căn bản tôi sẽ đi vào chuyên sâu hơn
    cho các bạn sau, và ở bài sau (bài 6b) chúng ta sẽ
    tiếp tục làm quen với khung hình biến đổi
    hình dạng với ví dụ mà trước kia tôi
    đã đề cập với các bạn, biến
    một chữ G màu xanh thành một chữ K màu đỏ.


      Hôm nay: Fri Apr 19, 2024 11:32 pm