Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

    Macromedia Flash MX (Bài 8)

    Admin
    Admin
    Adminstrator
    Adminstrator


    Nam
    Tổng số bài gửi : 703
    Age : 36
    Đến từ : H.O.U
    Hiện đang là : Student
    Sở trưởng : Design
    Registration date : 22/12/2007

    Macromedia Flash MX (Bài 8) Empty Macromedia Flash MX (Bài 8)

    Bài gửi by Admin Mon Mar 24, 2008 3:54 am


    Ở bài trước, chúng ta đã làm
    quen với những điều cơ bản về
    lớp. Như đã hứa, tại bài này tôi sẽ
    giải thích và nêu ra công dụng đặc sắc
    của lớp dẫn (guide).

    Đầu tiên, hẳn điều mà các
    bạn thắc mắc ngay từ bài trước là hai
    định dạng lớp Guide và Guided. Nay tôi xin
    đưa ra hai định nghĩa cho hai khái niệm này:

    + Guide: thực tế trong cuộc
    sống bạn chỉ gặp hai dạng đường
    thẳng hoặc đường cong, cách tạo
    chuyển động thẳng ta có thể dựa vào
    khung hình chuyển động nhưng với đường
    cong Flash buộc phải đưa ra một khái
    niệm khác, đó là vẽ đường cho đối
    tượng bằng một lớp khác và đặt tên
    là guide. Định dạng này giúp bạn biến
    đổi một lớp bình thường thành
    lớp dẫn cho chuyển động, có chức năng
    định đường đi của một hay
    nhiều đối tượng trong 1 lớp hoặc
    nhiều lớp thuộc lớp dẫn chuyển động.
    Thành phần trong lớp này sẽ không xuất ra
    trực tiếp để có thể nhìn bằng
    mắt thường.

    + Guided: định dạng thiết
    lập lớp được kiên kết đến
    một lớp dẫn chuyển động (guide). Định
    dạng này chỉ phát huy tác dụng khi bạn có ít
    nhất một lớp chứa khung hình chuyển động
    nằm dưới lớp Guide. Và lớp thường
    này sẽ biến thành định dạng Guided (có nghĩa
    là bị động, bị lớp dẫn tác
    dụng). Các thành phần trong lớp này khi xuất ra
    sẽ được thấy bằng mắt thường.

    * Một cách khác để tạo
    lớp dẫn:


    Nhấn chuột phải vào lớp mà
    bạn muốn thiết lập lớp dẫn, nhấn
    chuột phải chọn Add Motion Guide. Lớp Guide
    sẽ tự động nằm đè lên lớp
    chọn.

    * Phân biệt lớp dẫn được
    và không được liên kết:


    Macromedia Flash MX (Bài 8) Hinh1

    Như
    bạn thấy ở hình bên chúng ta có tất cả 4
    lớp (thứ tự từ trên xuống):

    Lớp
    1: lớp không có đối tượng (lớp khác)
    để liên kết chuyển động.

    Lớp
    2: lớp dẫn (guide) cho lớp thứ 3.

    Lớp
    3: lớp liên kết với lớp dẫn chuyển
    động (Guided).

    Lớp
    4: lớp thường.

    * Các khuyết điểm chưa
    được khắc phục của lớp dẫn
    chuyển động:


    Như tôi
    đã nói ở trên thì lớp dẫn guide có thể
    chứa nhiều guided liên kết đến, nhưng
    khuyết điểm ở đây là tất cả các
    lớp guided đều phải nằm dưới
    guide. Mà trong khi đó Guided lẫn lớp thường
    đều được thể hiện dưới
    mắt thường khi được xuất ra.

    -->
    vấn đề chính là ở chỗ này: giả
    sử bạn có tất cả 4 lớp 1 lớp Guide và
    2 lớp Guided gọi là A và C, 1 lớp thường
    gọi là B. Vậy nếu vì một lý do nào đó mà
    bạn muốn đặt ba lớp này xếp
    chồng lên nhau theo thứ tự của chúng thì điều
    đó không thể xảy ra khi bạn dùng 1 lớp
    Guide. Vậy giải pháp giờ chỉ có một,
    đó là tạo thêm một lớp Guide khác cho lớp
    C y như lớp Guide của lớp A, và đặt
    lớp thường B ở giữa 5 lớp. Nếu như
    Macromedia có một cách khác thiết lập hiệu
    quả hơn về liên kết lớp thì chúng ta
    sẽ tiết kiệm hơn dung lượng file Flash
    lẫn công sức mà ta bỏ ra.

    *
    Lợi dụng lớp dẫn cho việc trình bày:


    Như chúng
    ta biết, lớp guide sẽ không xuất ra cho chúng ta
    nhìn dưới mắt thường, vậy khi chúng ta
    muốn ẩn một đối tượng nào đó
    để so sánh xem khi đoạn phim có hai không đối
    tượng này sẽ hay và đẹp hơn bạn
    chỉ cần làm một việc duy nhất chuyển
    định dạng của lớp ấy sang guide để
    lớp ấy không hiển thị là ổn.

    Lớp
    mặt nạ


    Cũng
    được nhắc đến song song với Guide
    đó chính là Mask.

    Tôi cũng
    xin đề cập ngay đến hai khái niệm
    của loại định dạng này.

    + Lớp
    mặt nạ ta cũng có thể tưởng tượng
    giống như tên của nó, giả sử cả
    phần đầu ta là một lớp, với các chi
    tiết như mắt, mũi, tay, chân, đầu, tóc,
    ..., thì khi đeo mặt nạ che mất đi phần
    mắt, không cho ta nhận dạng ra người đối
    diện (ở đây là một phần đối tượng
    của lớp). Lớp mặt nạ khi liên kết
    với các lớp khác.

    * Định
    nghĩa Mask và Masked:


    Tương
    tự như Guide và Guided, ta có các định nghĩa
    tương tự:

    + Mask:
    Lớp mặt nạ, có tác dụng che các đối
    tượng thuộc lớp liên kết với nó.

    + Masked: Là
    các lớp liên kết với lớp Mask.

    * Hai cách
    tạo Mask và Masked:


    + Cách
    1:Chọn một lớp và đặt thuộc tính là
    mask, sau đó kéo lớp còn lại (lớp thường)
    nằm dưới lớp mask ta được lớp
    masked.

    + Cách
    2:Tạo hai lớp, chọn lớp trên là mask, lớp
    dưới tự động sẽ được
    định nghĩa là masked.

    + Chú ý:
    Từ cách tạo thứ 2 cho ta thấy lớp dưới
    của lớp đặt thuộc tính mask sẽ
    tự động định dạng là masked, để
    tránh việc tạo các masked không muốn , bạn nên
    kéo lớp muốn đặt thuộc tính mask
    xuống cuối cùng rồi mới đặt
    thuộc tính.

    * Phân
    biệt Mask và Masked:


    Macromedia Flash MX (Bài 8) Hinh2

    Hình bên
    mô tả hai lớp mask và masked:
    Lớp 1: Lớp Mask che đối tượng lớp
    Masked.
    Lớp 2: Lớp Masked, lớp liên kết với mask và
    các đối tượng trong nó sẽ bị che
    bởi mask.
    *
    Khuyết điểm của lớp mặt nạ:
    Tương
    tự như Guide.
    *Ví
    dụ về việc sử dụng lớp mask:
    http://echip.com.vn/echiproot/html/tutor/flashmx/bai8/mask.swf
    *
    Thực hiện:

    - Tạo
    một tài liệu flash mới, trên dự án mới
    bạn tạo hai layer (1 dùng để làm layer mask, 1 dùng
    làm layer masked).

    - Đặt
    tên cho layer nằm trên là mask, layer dưới là masked
    (bạn có thể đặt tên mà bạn muốn, tôi
    đưa ra hai tên này để giúp bạn dễ liên
    tưởng).

    - Cả
    hai layer bạn đều tạo 25 khung hình (bao nhiêu
    khung hình tùy thích, nhưng theo ví dụ trên thì là 25
    khung).

    - Khung hình
    trên bạn tạo một khung hình chuyển động
    với đối tượng chuyển động là
    hình tròn tạo từ công cụ Oval Tool (phím O) như
    những bài học trước, sau đó bạn
    chọn đối tượng hình tròn vừa tạo
    sau khi đã thiết lập chuyển động và
    chọn chuột phải: chọn Convert To Symbol..., sau
    đó nhấn OK.

    Macromedia Flash MX (Bài 8) Hinh3

    - Đến
    đây bạn đã làm xong nửa công đoạn,
    phần còn lại đơn giản bạn chỉ
    cần import hình echip vào layer mask.

    Macromedia Flash MX (Bài 8) Hinh4

    -Tiếp
    đến bạn nhấn chuột phải lên layer mask
    và chọn Mask, kết quả như sau:

    Macromedia Flash MX (Bài 8) Hinh5

    -
    Cuối cùng bạn chỉ cần chạy thử hay
    export để xem thành quả.

    - Để
    tiện cho việc thực hiện bạn có thể
    download mã nguồn tại
    đây.

    Tính
    đến giờ phút này chúng ta đã học xong ba
    phần chính của Flash, nhưng vẫn còn lại
    một đại gia cuối chính là Action Script, và
    một số phần phụ khác mà bạn cần
    phải biết nếu muốn sử dụng Flash là:
    Symbol, Scene, Library và các Components tích hợp với
    việc kết nối XML, Data Set và thành phần giao
    diện như UI Component. Hy vọng khái quát trước
    những gì mà tôi sắp trình bày trong các bài học
    tiếp theo sẽ giúp các bạn dễ dang hơn trong
    việc hệ thống kiến thức.

      Hôm nay: Fri Mar 29, 2024 1:29 am