Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

    Macromedia Flash MX (Bài 7)

    Admin
    Admin
    Adminstrator
    Adminstrator


    Nam
    Tổng số bài gửi : 703
    Age : 36
    Đến từ : H.O.U
    Hiện đang là : Student
    Sở trưởng : Design
    Registration date : 22/12/2007

    Macromedia Flash MX (Bài 7) Empty Macromedia Flash MX (Bài 7)

    Bài gửi by Admin Mon Mar 24, 2008 3:53 am


    Lớp và các thuộc
    tính:


    Như tôi đã nói trước kia, Flash
    bao gồm 4 đại gia chính và chúng ta đã
    được biết cơ bản về hai đại
    gia "Công cụ vẽ" và "khung hình", nay tôi
    xin giới thiệu với các bạn vị đại
    gia thứ 3, đây cũng là một vị đại
    gia không kém phần quan trọng so với các đại
    gia trước.

    ĐÓ CHÍNH LÀ LỚP.

    Nói đến lớp ta liên tưởng
    đến ngay các trình đồ họa nổi
    tiếng như Photoshop, và bạn cũng nên hiểu,
    lớp ở đây mang nghĩa Layer, tức nó cũng
    có chung một tính năng như Layer trong Photoshop.

    Sau đây là toàn bộ khu vực làm
    việc của lớp:

    Macromedia Flash MX (Bài 7) 1*
    Hình con mắt cho biết nội dung lớp có
    được hiển thị trong vùng làm việc hay
    không (chức năng này chỉ có hiệu quả khi
    bạn làm việc, lớp có hiển thị hay không
    khi bạn export ra là còn tùy thuộc vào thuộc tính mà
    nó đang mang).

    * Hình ổ khóa cho biết nội dung
    trong lớp đó có khả năng bị chỉnh
    sửa hay không (làm như vậy để chắc
    chắn trong quá trình làm việc không vô ý hủy
    hoại hay tác động ngoài ý muốn nội dung
    trong lớp, khi bạn chọn lớp để khóa,
    Flash sẽ báo cho bạn biết lớp này không
    chỉnh sử được nữa bằng cách
    gạch chéo biểu tượng cây bút chì).

    * Hình khung viền đen: quy định
    màu sắc bao các đối tượng trong lớp.

    *Hình tờ giấy: đó là biểu tượng
    của một lớp bình thường, không mang
    thuộc tính khác.

    Bên cạnh đó có dòng chữ
    "Layer 1" chính là tên lớp, đối với
    lớp thường thì lớp nào nằm trên sẽ
    hiển thị đối tượng ở lớp trên
    đè lên đối tượng nằm trong lớp dưới.

    * Hình tờ giấy có dấu +: tạo
    thêm một lớp thường, mặc định
    lớp này tạo ra sẽ nằm trên lớp hiện
    hành (tức là lớp mà bạn đang để trò
    chuột).

    * Hình dấu cộng có các chấm đỏ:
    như ta đã từng thực hành, đây là biểu
    tượng chèn lớp dẫn (Guide) cho lớp
    hiện hành.

    * Biểu tượng thư mục có
    dấu +: chèn thư mục.

    * Biểu tượng thùng rác: xóa
    lớp mà bạn đang chọn.

    Các thuộc tính của lớp:

    Để hiển thị thuộc tính
    của lớp, bạn chọn lớp mà bạn
    muốn sửa đổi thuộc tính, sau đó
    nhấn chuột phải chọn Properties.

    Bảng Layer Properties hiện ra:

    Macromedia Flash MX (Bài 7) 2

    * Name: quy định tên cho lớp mà
    bạn đang chọn, bạn có thể thay đổi
    tên cho lớp này bằng cái tên khác Layer 1 như Echip
    chẳng hạn. Việc quy định tên cho lớp cũng
    khá quan trọng khi bạn muốn thể hiện
    vắn tắt nội dung chứa trong lớp đó
    (một cách khác để đổi tên là bạn không
    phải mở bảng thuộc tính lớp ra mà có
    thể double click vào phần tên của layer hiện hành
    và nhập tên mới).

    * Show và Lock: là thuộc tính hình con
    mắt và ổ khóa như tôi nói ở trên.

    * Type: đây chính là các thuộc tính khác
    nhau của lớp.

    + Guide hay Guided là lớp dẫn nhưng
    có sự khác nhau đôi chút, còn Mask hay Masked là
    lớp mặt nạ, cũng như lớp dẫn hai
    loại này cũng khác nau đôi chút. Chúng ta sẽ
    đề cập sâu hơn về 4 loại lớp này
    ở bài 8 và 9.

    + Normal: chính là lớp bình thường,
    chứa nội dung và quy định hiển thị trên
    dưới.

    + Folder: có cùng chức năng với
    biểu tượng thư mục. Đây là một thành
    phần mới mà chỉ có thể bắt gặp
    từ phiên bản MX trở lên. Quy định ngăn
    các các lớp giúp ta dễ kiểm soát nội dung các
    lớp hơn.

    * Outline Color: chức năng này không
    những một lần nữa giúp ta phân biệt các
    lớp mà nó còn giúp ta phân biệt các thành phần
    trong lớp.

    Lấy ví dụ bạn tạo hai
    lớp, mỗi lớp tạo chèn một bé Chíp ở
    một vị trí khác nhau :

    Macromedia Flash MX (Bài 7) 3

    Vậy bạn sẽ không biết
    được đâu là bé Chíp thuộc lớp Chíp
    1, đâu là bé Chíp thuộc lớp Chíp 2.

    Mà trong khi bạn đang chọn lớp
    Chíp 1 với Outline Color là màu xanh lá, lớp Chíp 2 là màu
    xanh da trời. Bây giờ chỉ có hai cách nhận
    biết, một là bạn chọn đại 1 trong 2 bé
    Chíp, nếu trỏ chuột hiển thị ờ khung
    hình nào thì Chíp đó thuộc lớp đó. Nhưng
    đây không phải là cách toàn diện, bởi
    nếu đây không phải hai mà là hàng ngàn bé Chíp
    với cả chục lớp thì bạn không thể
    đánh dấu từng Chíp một theo kiểu trên.

    Cách tốt nhất là bạn dựa vào
    Outline Color, bạn nhấn chuột lên khung có viền
    đen như tôi nói ở trên, bạn sẽ dễ dàng
    thấy hai bé Chíp bị biến thành :

    Macromedia Flash MX (Bài 7) 4

    Bạn thấy đấy, bây giờ
    nhận biết không còn là khó nữa, màu xanh da
    trời là thuộc lớp Chíp 2, màu xanh lá là
    thuộc lớp Chíp 1.

    * View layer as outline chính là thuộc tính
    nếu bạn chọn thì toàn bộ đối tượng
    sẽ hiển thị dưới dạng viền màu tương
    tự hình sau của ví dụ về Outline Color, đối
    tượng sẽ không hiển thị mà chỉ
    hiển thị viền ngoài và màu Outline mà thôi (tùy
    chọn này thay thế cho cái click chuột vào khung
    viền đen trong phần Outline Color).

    * Layer Height: tùy chọn này cho phép
    bạn thay đổi độ cao của lớp, không
    hề tác động lên các thành phần trong lớp,
    có ba mức là 100%, 200%, và 300%.

    Giả sử tôi chọn 300% cho lớp
    Chíp 1 thì:

    Như bạn thấy đấy, độ
    cao của lớp sẽ lập tức tăng gấp 3
    lần, trở lại như cũ thì bạn chọn
    100%.

    Macromedia Flash MX (Bài 7) 5Vậy
    Macromedia làm chức năng này để làm gì? Xin thưa,
    đó là để cho bạn dễ dàng hơn trong
    việc sửa đổi tầng số âm thanh
    dạng sóng nhấp nhô ngay trong Flash. Việc sửa
    đổi đã đề cập trước đây
    và sẽ nâng cao sau này.

    Thay đổi thứ tự lớp:
    do mặc định tạo thêm lớp mới thì
    lớp này sẽ nằm trên lớp cũ và trở thành
    lớp hiện hành, vậy muốn thay đổi
    vị trí một lớp nào đó (theo tính năng
    của lớp chỉ có duy nhất hai vị trí đó
    là nằm trên hoặc nằm dưới một hay
    nhiều lớp khác) bạn chỉ cần chọn
    lớp muốn thay đổi vị trí, chọn
    lớp đó và giữ chuột rê đến vị
    trí mà mình cần.

    Bạn cũng có thể thay đổi
    một lúc vị trí của nhiều lớp bằng cách
    nhấn Shift kèm theo khi chọn lớp (không thể
    nhấn Ctrl bởi làm thế Flash sẽ không thể tính
    toán vị trí của các lớp và khi chọn Shift cũng
    có nghĩa với việc bạn buộc phải
    chọn các lớp liên tiếp nhau), sau đó giữ
    chuột đồng thời giữ Shift và rê đến
    vị trí mà bạn muốn.

    Sao chép lớp: việc này không
    đơn giản như việc Copy và Paste mà bạn
    thường làm, để sao chép nội dung một
    lớp bạn phải tạo một lớp mới trước,
    lớp này tên bạn đặt là gì cũng
    được và cũng không cần thiết về
    việc quy định số khung hình trong lớp
    mới này.

    Tiếp đến bạn chọn toàn
    bộ nội dung của lớp cần sao chép và
    giữ nút Ctrl đồng thời nhấn chuột
    phải chọn Copy Frame, sau đó bạn chọn
    một vị trí nào đó trong lớp mới và
    nhấn chuột phải (không phải giữ Ctrl) và
    chọn Paste Frame là OK.

    (đáng ra phần này nên nói ở bài
    khung hình thì tốt hơn nhưng ở bài đó chúng
    ta chưa biết về lớp nên phải đợi
    đến bài này)

    Sao chép nhiều lớp: cũng như
    trên bạn phải tạo thêm một lớp mới
    trước, sau đó bạn chọn nội dung các
    lớp bằng phím Shift (không thể dùng phím Ctrl
    bởi ta không thể sao chép các lớp cách nhau),
    nhấn chuột phải chọn Copy Frames và việc còn
    lại cũng như sao chép lớp, chọn Paste Frame
    trên lớp mới tạo là xong.

    Di chuyển nội dung trong một
    lớp đến lớp khác
    : để làm
    việc này bạn chọn phần nội dung trong
    lớp mà bạn muốn di chuyển sau đó nhấn
    và giữ chuột và rê đến bất cứ khung
    hình nào của lớp mà bạn muốn di chuyển
    nội dung.

    Bỏ tất cả các khóa và ẩn:
    việc này rất hữu ích nếu các lớp bị
    ẩn hoặc đã bị khóa (đánh dấu hình
    con mắt hoặc ổ khóa), bởi nếu với
    một số lượng quá lớn sẽ khiến
    cho bạn mất nhiều thời gian khi bỏ
    từng đối tượng, đơn giản là
    bạn chỉ cần chọn một lớp bất kì
    nhấn chuột phải và chọn Show all. Tất
    cả ẩn và khóa sẽ bị loại bỏ hoàn toàn.

      Hôm nay: Fri Apr 19, 2024 12:15 pm