Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

    Diễm của ngày xưa(Japan Ver). Trịnh Ca...

    Deek
    Deek
    Moderator
    Moderator


    Nam
    Tổng số bài gửi : 120
    Age : 35
    Đến từ : Sát vách nhà hàng xóm
    Hiện đang là : Bố đời
    Sở trưởng : thích nghe chương trình radio dành cho người điếc....
    Registration date : 24/12/2007

    Diễm của ngày xưa(Japan Ver). Trịnh Ca... Empty Diễm của ngày xưa(Japan Ver). Trịnh Ca...

    Bài gửi by Deek Fri Sep 26, 2008 10:02 am







    Trịnh Công Sơn đã kể lại:

    Diễm của ngày xưa(Japan Ver). Trịnh Ca... Trinhcongson2Thuở
    ấy có một người con gái rất mong manh, đi qua những hàng cây long não
    lá li ti xanh mướt để đến trường đại học văn khoa ở Huế.


    Nhiều ngày, nhiều tháng của thuở ấy, người con gái ấy vẫn đi qua dưới những vòm cây long não.


    rất nhiều mùa nắng và mùa mưa cũng theo qua. Những mùa nắng ve râm ran
    mở ra khúc hát mùa hè trong lá. Mùa mưa Huế người còn gái ấy đi qua
    nhòa nhạt trong mưa giữa hai hàng cây long não mờ mịt.



    Nhà cô ấy ở bên kia sông, mỗi ngày phải băng qua một cây cầu rồi mới gặp hàng long não để đến trường.

    Từ
    balcon nhà tôi nhìn xuống, cái bóng dáng ấy đi đi về về mỗi ngày bốn
    bận. Thời buổi ấy những người con gái Huế chưa hề dùng đến phương tiện
    có máy nổ và có tốc độ chóng mặt như bây giờ. Trừ những người ở quá xa
    phải đi xe đạp, còn lại đa số cứ đến trường bằng những bước đi thong
    thả hoàng cung. Ði để được ngắm nhìn, để cảm thấy âm thầm trong lòng,
    mình là một nhan sắc. Nhan sắc cho nhiều người hoặc chỉ cho một người
    thì có quan trọng gì đâu.


    Những
    bước chân ấy từ mọi phía đổ về những ngôi trường với những cái tên quen
    thuộc, đôi khi lại quá cũ kỹ. Ði để được những con mắt chung quanh nhìn
    ngắm nhưng đồng thời cũng tự mình có thì giờ nhìn ngắm trời đất, sông
    nước và hoa lá thiên nhiên. Long não, bàng, phượng đỏ, muối, mù u và
    một giòng sông Hương chảy quanh thành phố đã phả vào tâm hồn thời con
    gái một lớp sương khói lãng mạn thanh khiết. Huế nhờ vậy không bao giờ
    cạn nguồn thi hứng. Thành cổ, đền đài, lăng tẩm khiến con người dễ có
    một hoài niệm man mác về quá khứ hơn và một phần nào cũng cứu rỗi cho
    con người ta khỏi vành đai tục lụy. Và từ đó Huế đã hình thành cho
    riêng mình một không gian riêng, một thế giới riêng. Từ đó con người
    bỗng đâm ra mơ mộng và ước mơ những cõi trời đất như không có thực.


    Nhưng
    thật sự thực và mơ là gì? Thật ra, nói cho cùng, cái này chỉ là ảo ảnh
    của điều kia. Và với những ảo ảnh đó đã có một thời, khá dài lâu, những
    con người lớn lên trong thành phố nhỏ nhắn đó đã dệt gấm theo hoa những
    giấc mơ, giấc mộng của mình.


    Ðó
    cũng là thời gian mà mỗi sớm tinh mơ, mỗi chiều, mỗi tối, tiếng chuông
    Linh Mụ vang xa trong không gian, chuyền đi trên dòng sông để đến với
    từng căn nhà khép hờ hay đang đóng kín cửa.


    Diễm của ngày xưa(Japan Ver). Trịnh Ca... Rain1_307Thời
    gian trôi đi ở đây lặng lẽ quá. Lặng lẽ đến độ người không còn cảm giác
    về thời gian. Một thứ thời gian không bóng hình, không màu sắc. Chỉ có
    cái chết của những người già, vào mùa đông giá rét, mới làm sực tỉnh và
    bổng chốc nhận ra tiếng nói thì thầm của lăng miếu, bia mộ ở những vùng
    đồi núi chung quanh.


    Trong
    không gian tĩnh mịch và mơ màng đó, thêm chìm đắm vào một khí hậu loáng
    thoáng liêu trai, người con gái ấy vẫn đi qua đều đặn mỗi ngày dưới hai
    hàng cây long não để đến trường. Ði đến trường mà đôi lúc dường như đi
    đến một nơi vô định. Ðịnh hướng mà không định hướng bởi vì những bước
    chân ngày nào ấy dường như đang phiêu bồng trên một đám mây hoang lạc
    của giấc mơ.


    Người
    con gái ấy đã đi qua một cây cầu bắc qua một dòng sông, qua những hàng
    long não, qua những mùa mưa nắng khắc nghiệt, để cuối cùng đến một nơi
    hò hẹn.



    hẹn nhưng không hứa hẹn một điều gì. Bởi vì trong không gian liêu trai
    ấy hứa hẹn chỉ là một điều hoang đường. Giấc mơ liêu trai nào cũng sẽ
    không có thực và sẽ biến mất đi.



    Người
    con gái đi qua những hàng cây long não bây giờ đã ở một nơi xa, đã có
    một đời sống khác. Tất cả chỉ còn là kỷ niệm. Kỷ niệm nào cũng đáng nhớ
    nhưng cứ phải quên. Người con gái ấy là Diễm của những ngày xưa.

    Diễm của ngày xưa(Japan Ver). Trịnh Ca... Trinh_Cong_Son_&_Pham_Duy

    bây giờ chúng ta hãy cùng thưởng thức bài hát " Diễm Xưa" nhưng với lời
    hát bằng tiếng Nhật. Bài hát Diễm Xưa được dịch ra tiếng Nhật dưới nhan
    đề Utsukushii Mukashi và được thu âm khoảng đầu thập niên 1970 với
    tiếng hát của Yoshimi Tendo, một ca sĩ nổi danh tại Nhật từ nhiều thập
    niên qua.


    Theo
    tôi biết thì chỉ trong một tháng sau khi phát hànhg, Utsukushii Mukashi
    đã bán được hơn một triệu đĩa. Từ đó cho đến hôm nay, Utsukushii
    Mukashi và một bài khác của Trịnh Công Sơn cũng được dịch ra tiếng Nhật
    là Ca Dao Mẹ đã được các đài phát thanh ở Nhật phát khá đều đặn. Trong
    đêm giao thừa Tết Nhật năm ngoái, một trong những đài phát thanh nổi
    tiếng của Nhật đã phát đi phát lại bài Utsukushii Mukashi khiến người
    Việt sống tại quốc gia này rất xúc động.


    Năm
    1980, ca khúc Diễm Xưa và bản dịch Utsukushii Mukashi được đài truyền
    hình lớn nhất nước Nhật là NHK chọn làm nhạc phẩm chính cho một bộ phim
    nhiều kỳ, nội dung trình bày những khác biệt văn hoá giữa một gia đình
    chồng Nhật vợ Việt. Bộ phim, và cả nhạc phẩm, đã được hàng triệu người
    yêu thích


    Đồng
    thời Diễm Xưa cũng đã trở thành nhạc phẩm Á Châu đầu tiên được viện đại
    học danh tiếng Kansai Gakuin đưa vào chương trình giáo dục của việc
    trong bộ môn văn hoá và âm nhạc.


    Nghe các bài hát tiêu biểu của Trịnh Công Sơn và xem các tin liên quan






    • Tổng hợp


    Diễm của ngày xưa(Japan Ver). Trịnh Ca... Title4Diễm của ngày xưa(Japan Ver). Trịnh Ca... Goc3
    Lời bài hát phiên âm tiếng Nhật
    Akai chi no hate ni
    Anata no shiranai
    Ai ga aru koto wo
    Oshieta no wa dare

    Kaze no tayori nano
    Hito no uwasa nano
    Ai wo shiranaide
    Ite kureta naraba

    Watashi wa ima mo
    Anata no soba de
    Inochi tsuduku made
    Yume wo mita noni

    Ima wa chi no hate ni
    Ai wo motomete
    Ame ni sasowarete
    Kiete yuku anata
    Akai chi no hate ni
    Anata no shiranai
    Ai ga aru koto wo
    Oshieta no wa dare

    Kaze no tayori nano
    Hito no uwasa nano
    Ai wo shiranaide
    Ite kureta naraba

    Watashi wa ima mo
    Anata no soba de
    Inochi tsuduku made
    Yume wo mita noni

    Ima wa chi no hate ni
    Ai wo motomete
    Ame ni sasowarete
    Kiete yuku anata






    Trịnh Ca




    "Sống giữa đời này chỉ có thân phận và tình yêu.
    Thân phận thì hữu hạn. Tình yêu thì vô cùng. Chúng ta làm cách nào nuôi
    dưỡng tình yêu để tình yêu có thể cứu chuộc thân phận trên cây thập giá
    đời."

    Ngạn ngữ Pháp có nói rằng bất cứ cái gì bắt đầu tốt thì
    sẽ kết thúc tốt. Tôi không hiểu trong những địa hạt như kinh tế, xã
    hội, khoa học như thế nào nhưng trên lĩnh vực văn nghệ đôi khi hoặc
    nhiều khi nó không hoàn toàn như thế… Có không ít những trường hợp
    người nghệ sĩ đã khởi đầu rất hay và kết thúc rất tệ.

    Tôi bước
    chân vào đất đai của nghệ thuật tương đối sớm. Từ tuổi mười ba mười bốn
    tôi đã làm những lưỡi sóng liếm láp mạn thuyền văn nghệ. Trong huyết
    quản tôi có thể thời ấy đã luân lưu những lượng máu bất bình thường.

    Sau một vài biến cố lớn của gia đình, tôi bắt đầu một cuộc sống riêng tư không phẳng lặng.

    Mời quý độc giả thưởng tất cả những tác phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trên Nhacvietplus

    Ảo Ảnh
    Bên đời hiu quạnh
    Biển nhớ
    Bốn mùa thay lá
    Bóng chiều tà
    Ca dao mẹ
    Cát bụi
    Chỉ có ta trong đời
    Chiếc lá thu phai
    Cho đời chút ơn
    Đê gió cuốn đi
    Đêm thấy ta là thác đổ
    Diễm xưa
    Đoản khúc thu Hà Nội
    Em hãy ngủ đi
    Giọt lệ thiên thu
    Hạ trắng
    Hãy yêu nhau đi
    Một cõi đi về
    Hoa vàng mấy độ
    Nhớ mùa thu Hà Nội
    Như cánh vạc bay
    Ở trọ
    Phôi pha
    Quỳnh Hương
    Tuổi đá buồn
    Ướt mi


    Và từ đó tôi rơi vào một cơn mộng mị triền miên.

    Có một vài câu hỏi, với tôi, đã trở thành nỗi ám ảnh: Bài hát đầu tiên của anh là bài gì?

    Câu
    hỏi bụôc tôi phải trở về những năm tháng xa xôi. Nhưng khi về đến nơi
    ấy, trong thời điểm ấy, thì vô tình tôi lạc mình về một quá khứ khác xa
    xăm hơn nữa. Và rồi tự hỏi: Cái đầu tiên ở nơi nào mà có và điều gì đã
    sinh ra cái đầu tiên kia?


    Deek
    Deek
    Moderator
    Moderator


    Nam
    Tổng số bài gửi : 120
    Age : 35
    Đến từ : Sát vách nhà hàng xóm
    Hiện đang là : Bố đời
    Sở trưởng : thích nghe chương trình radio dành cho người điếc....
    Registration date : 24/12/2007

    Diễm của ngày xưa(Japan Ver). Trịnh Ca... Empty Re: Diễm của ngày xưa(Japan Ver). Trịnh Ca...

    Bài gửi by Deek Fri Sep 26, 2008 10:02 am

    Bài hát “Ướt mi” được nhà xuất bản
    An Phú ấn hành tại Sài Gòn năm 1959, Thanh Thúy hát quanh những phòng
    trà và nổi tiếng. Thời ấy hình như Nguyễn Ánh 9 đã có lúc đệm đàn piano
    cho Thanh Thúy hát. Thanh Thúy trở thành giọng hát liêu trai. Anh
    Nguyễn Văn Trung, giáo sư triết thời ấy ở Văn khoa cũng đã từng có bài
    viết về một tiếng hát liêu trai Thanh Thúy.

    Diễm của ngày xưa(Japan Ver). Trịnh Ca... Ty
    Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
    Thế thì, cố nhớ lại và tôi đã nhớ một lần nào đó,
    trong phòng trà, năm 1958, tôi thấy Thanh Thúy hát “Giọt mưa thu” và
    khóc. Bà mẹ Thanh Thúy dạo ấy lao phổi hằng đêm nằm hát “Giọt mưa thu”
    chờ Thúy về. Những giọt nước mắt ấy như một cơn mưa nhỏ trên tâm hồn
    mỏng mảnh của tôi đã khiến tôi phải lùi xa hơn nữa về một cõi đời nào
    còn xa xôi hơn đã từng làm tôi nhỏ lệ…

    Phải có một nỗi tuyệt
    vọng nào đó khởi đầu để tôi không ngừng dan díu với những giọt nước mắt
    của đời làm của cải riêng tư. Eva ăn trái cấm và sự sống thành hình.
    Tôi e cũng đã từng nuốt những giọt nước mắt để biết tận tình nói về
    những giọt nước mắt kia.

    Rất nhiều bài hát đã được viết trước
    bài “Ướt mi” nhưng riêng bài “Ướt mi” thì tồn tại như số phận của nó và
    của tôi. Hình như người Nhật rất thích nó vì dàn nhạc giao hưởng Nhật
    đã thu bài hát này. Riêng tôi không thích lắm.

    Dù sao thì trong những năm 59-60 trong thành phố này nhiều người đã thích và hát.

    Người
    ta có nhiều lý do để thích một bài hát đầu tiên của một tác gỉa để rồi
    không quên thắc mắc: Thế thì bài hát cuối cùng của anh là bài gì? Sẽ
    như thế nào? v.v…

    Sự kết thúc của mọi câu chuyện đời đều không
    giống nhau. Tôi vẫn thường muốn trầm mình trong cái lẽ vô thủy vô chung
    nhưng người đời cứ thích níu kéo tôi về trong cái lề thói hữu hạn.

    Trên
    đường băng chạy có cái đích để mình đến. Trong nghệ thuật thì khác. Cái
    cuối cùng có thể là cái vô hạn và biết đâu, nó đã từng có trước thời
    hạn mà mình không ngờ.

    Sự bất tử không có trước có sau mà thường nó nằm ở điểm mà mọi cơ duyên cùng hội tụ.

    Tôi
    không hề có ý định viết bài hát cuối cùng bởi vì tôi nghĩ rằng thời
    điểm cuối cùng là điều mà mình không thể nào bắt gặp được. Nếu vì một
    lý do nào đó tôi buộc mình phải lên đường để viết những ý nghĩ cuối
    cùng của mình trong một ca khúc thì tôi tin rằng vào lúc đó tôi sẽ cố
    gắng cởi trói mình thoát khỏi mọi hệ lụy của đời để sống chứ không cần
    phải nói them một điều gì nữa.

    Bài hát cuối cùng có lẽ sẽ chỉ
    mãi mãi là một giấc mơ. Một giấc mơ buồn thảm mà chúng ta cần phải quên
    đi để mọi thứ biên giới trong cuộc đời trở thành vô nghĩa và nó sẽ
    không còn tồn tại như một lời thách thức kiêu hãnh nữa.

    Bài
    hát đầu tiên và bài hát cuối cùng, ngẫm ra cũng chỉ là những bọt bèo vô
    hình vô tướng. Chúng ta vui chơi với nó và chúng ta quên đi. Có kẻ gieo
    cầu cho người nhặt được. Kẻ nhặt được không chắc là vui mãi.

    Kẻ
    không được cũng chẳng nên lấy nó làm điều.Hơn ba mươi năm trước có một
    bài hát đầu tiên, như một trái cầu gieo, có chắc gì hạnh phúc? Không
    chắc gì hạnh phúc thì sao lại cần phải có bài hát cuối cùng?

      Hôm nay: Thu Mar 28, 2024 5:01 pm